Lồng cọc khoan nhồi là gì?
Lồng cọc khoan nhồi là loại cọc có tiết diện tròn, được thi công bằng cách khoan lỗ trong đất, đặt lồng thép vào sau đó lấp đầy bằng bê tông cốt thép.
Đây là một giải pháp có nhiều ưu điểm về mặt thiết kế, sức chịu tải lớn hơn nhiều so với các phương pháp cọc đóng hay ép tĩnh. Đó là điều kiện đưa đến giải pháp nền móng hợp lý và kinh tế hơn.
Lồng cọc khoan nhồi
Ưu điểm của lồng cọc khoan nhồi:
- Sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại nên thuận tiện trên mọi địa hình từ đơn giản đến phức tạp (nó có thể đặt được ở những nơi đất đá rất cứng mà cọc đóng không thể tới được)
- Thiết bị thi công nhỏ gọn nên có thể thi công trong điều kiện xây dựng chật hẹp. Trong quá trình thi công không gây trồi đất ở xung quanh, không gây lún nứt các công trình kế cận cũng như không ảnh hưởng đến các cọc xung quanh và phần nền móng và kết cấu của các công trình kế cận.
- Có tiết diện và độ sâu mũi cọc lớn hơn nhiều so với cọc chế sẵn, do vậy sức chịu tải lớn hơn nhiều so với cọc chế tạo sẵn. Khả năng chịu lực cao hơn 1,2 lần so với các công nghệ khác thích hợp với các công trình lớn, tải trọng nặng, địa chất nền móng là đất hoặc có địa tầng thay đổi phức tạp.
- Độ an toàn trong thiết kế và thi công cao, kết cấu thép dài liên tục 11,7 mét, bê tông được đổ liên tục từ đáy hố khoan lên trên tạo ra một khối cọc bê tông đúc liền khối nên tránh được tình trạng chấp nối giữa các tổ hợp cọc như ép hoặc đóng cọc. Do đó nên tăng khả năng chịu lực và độ bền co móng của các công trình công nghiệp, tòa nhà cao tầng, cầu giao thông quy mô nhỏ,….
- Độ nghiêng lệch của các cọc nằm trong giới hạn cho phép.
- Số lượng cọc trong một đài cọc ít, việc bố trí các đài cọc (cùng các công trình ngầm) trong công trình được dễ dàng hơn.
- Chi phí giảm được 20-30% chi phí cho xây dựng móng công trình vì thời gian thi công nhanh.
- Tính an toàn lao động cao hơn cọc ép.
Nhược điểm:
- Giá thành cao
- Nhược điểm lớn nhất của cộng nghệ lồng cọc khoan nhồi này là khó đảm bảo được chất lượng khi thi công bởi vì yêu cầu kỹ thuật thi công cao, khó kiểm tra chính xác chất lượng bê tông nhồi vào cọc, do đó đòi hỏi sự lành nghề của đội ngũ công nhân và việc giám sát chặt chẽ nhằm tuân thủ các quy trình thi công
- Chất lượng bê tông thường thấp vì không được đầm một số công trình bị khuyết tật này gây hư hỏng cho công trình lân cận
- Môi trường thi công sình lầy, dơ bẩn.
- Chiều sâu thi công bị hạn chế trong giới hạn từ 120→ 150 lần đường kính cọc.
- Công tác đổ bê tông có thể bị chậm trễ do thời tiết, nên rất cần sự giám sát chặt chẽ
Để đảm bảo chất lượng lồng cọc khoan nhồi thì quá trình thi công phải có đầy đủ cũng như đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật theo các bước sau:
- Định vị tim cọc và bố trí vị trí khoan.
- Khoan tạo lỗ, kiểm tra địa tầng, kiểm tra độ sâu.
- Gia công lồng thép, thả lồng thép và thả ống đổ.
- Lấy phôi khoan.
- Vệ sinh hố khoan
- Đổ bê tông.
thi công lồng cọc khoan nhồi
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều công nghệ và các loại thiết bị thi công lồng cọc khoan nhồi khác nhau. Ở nước ta thì chủ yếu sử dụng 3 phương pháp khoan với các loại thiết bị như sau:
- Phương pháp khoan thổi rửa (hay gọi là phản tuần hoàn): thiết bị giá rẻ, thi công đơn giản nhưng khoan chậm chất lượng và độ tin cậy không cao
- Phương pháp khoan dùng ống vách: không sử dụng dịch dịch benlonitc, công trường sạch, chất lượng cọc tốt nhưng thiết bị cồng kềnh, gây chấn động lớn và không làm cọc sâu được đến 30m
- Phương pháp khoan gầu trong dung dịch bentonite: thi công nhanh, kiểm tra chất lượng dễ dàng, ít ảnh hưởng môi trường và công trình xung quanh nhưng thiết bị chuyên dụng giá thành cao, đòi hỏi kỹ thuật cũng như công nhân phải lành nghề
0 nhận xét:
Đăng nhận xét